Buổi đầu khảo sát chim yến tại Lào, chúng tôi đến SeKong. Là một tỉnh nằm ở phía Nam Lào, giáp với các tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên- Huế của Việt Nam ở phía Đông, giáp Champasack ở phía tây và giáp tỉnh Attapeu ở phía Nam. Se Kong được nhắc được nhắc đến như một trong những tỉnh nghèo nhất của đất nước Lào nhưng nơi đây có vị trí địa lý và môi trường vô cùng thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
Champasak là một tỉnh lớn ở Tây Nam Lào, tài nguyên phong phú và đa dạng, là một trong những vựa lúa lớn nhất của Lào. Champasak còn là một địa chỉ du lịch hấp dẫn với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: khu đền Wat Phou – di sản văn hóa thế giới, thác Khone Phapheng – thác nước lớn nhất Đông Nam Á, các đền đài cổ mang đậm màu sắc kiến trúc Angkor…
Thành phố Paksé là thủ phủ của tỉnh Champasak. Trên bản đồ, Paksé trông như một đồi đất nhô ra, được ôm ấp bởi hai dòng sông, Sedon ở phía Bắc và Mê Công phía Nam. Paksé có nghĩa là “thành phố cửa sông”. Địa thế của Paksé thật đặc biệt. Từ Paksé qua cầu Hữu nghị do Nhật Bản xây dựng bắc qua sông Mê Công, đi thêm khoảng hơn 40km là đến Cửa khẩu Vang Tao tiếp giáp với tỉnh Ubon của Thái Lan. Vùng đất này được bồi đắp từ sông Sekong (một phụ lưu của sông Me kong hùng vĩ), có thể nói đây là nơi có điều kiện môi trường tự nhiên khá lý tưởng cho việc nuôi chim yến. Tuy nhiên để có được kết quả một cách khách quan chứ không phải chỉ dựa vào đánh giá chủ quan thì cần có một cuộc khảo sát thực tế.
Cả đoàn được anh Don dẫn đi ăn sáng và xem thêm nhiều vị trí khảo sát chim yến. Sau nhiều kết quả khảo sát chim yến, cả đoàn rất vui mừng và tràn đầy hi vọng vào việc phát triển nghề nuôi yến tại Lào, cụ thể là thành phố Pakse, tỉnh Champasack.
Tình cờ trên đường đi, đoàn kỹ thuật chúng tôi phát hiện 1 căn nhà bỏ hoang 6 tầng. Theo kinh nghiệm làm yến lâu năm, chúng tôi phán đoán sẽ có chim yến ở đây. Vì vậy cả đoàn dừng xe lại và tiến hành kiểm tra. Đúng như phỏng đoán, quanh nhà hoang xuất hiện vài chim yến bay. Khi tiến sâu hơn vào nhà hoang, chúng tôi nhận thấy có nhiều dấu phân chim yến bám vào tường nhà ở tầng trệt đồng thời nghe tiếng bầy đàn rất rộn ràng phát ra từ bên trong kho. Khi phát hiện tiếng động, chim yến bay ra từ trong kho ngày một nhiều hơn.
Chúng tôi gặp người trông giữ ngôi nhà hoang và xin phép được vào sâu hơn để quan sát. Càng vào sâu thì càng có nhiều chim yến ở, có cả vết tổ bị thu khá nhiều, chỉ còn tổ non mới quẹt. Chỉ tính tầng trệt đã có cả hàng ngàn con về sinh sống và làm tổ, mấy tầng trên do bị rào chắn khiến chúng tôi không thể tiếp cận quan sát. Khi quay ra ngoài trao đổi với người trông giữ ngôi nhà hoang, chúng tôi được người này cho hay: hàng năm, người nhà của chủ nhà đều đến lấy tổ vô tội vạ (không để ý đến mùa sinh sản, mùa làm tổ của chim) để về ngâm rượu.
Qua nhưng ngày khảo sát và nhận thấy điều kiện tự nhiên, và hiện trạng chim yến tại Lào; Chúng ta nên nhìn nhận lại về khuyến cáo của các nhà nghiên cứu về chim yến: “Không nên xây nhà nuôi yến ở những vùng có độ cao từ 500-700m so với mặt nước biển”, Thực tế đã chứng minh chim yến phát triển rất tốt ở các tỉnh thành có độ cao tương đối lớn như các tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Bảo Lộc (Lâm Đồng). Ở những vùng tưởng chừng như không thích hợp để nuôi yến này có những căn nhà yến cải tạo từ tầng 2 nhà ở khoảng 100m2 chuyển sang nuôi yến, sau 1 năm lượng chim yến về hàng ngàn con và mỗi tháng từ thu được từ 1kg trở lên. Tiêu biểu là 1 căn ở Chư Sê, Gia Lai và 1 căn ở Buôn Mê Thuột- Đăk Lăk. Hai căn này đều là 1 trệt 1 lầu, tầng trệt con người ở, kết hợp tầng lầu để nuôi yến.